order now

Thứ Tư, 12 tháng 9, 2018

ĐÔI ĐIỀU VỀ CNGD CỦA GS HỒ NGỌC ĐẠI Giáo sư y học Nguyễn Tuấn : phương pháp đánh vần ô vuông chỉ dạy trẻ tự kỷ
Mấy ngày nay, câu chuyện về "Công nghệ giáo dục" (CNGD) của GS Hồ ngọc Đại trở thành tâm điểm của cơn bão dư luận xã hội. Người ta chỉ trích, lên án, quy kết, chửi bới thậm tệ CNGD và cá nhân GS Hồ Ngọc Đại. Kinh hơn nữa, người ta còn xếp Hồ Ngọc Đại với Bùi Hiền, rằng CNGD của Hồ Ngọc Đại là "Hán hóa" Tiếng việt. Buồn thay, trong cơn hỗn loạn của dòng chảy dư luận, không ít các GS TS, các học giả, những nhà nghiên cứu và tệ hại hơn, các nhà quản lý giáo dục cũng bị cuốn vào trào lưu chửi bới vô tiền thoáng hậu này.
Buồn hơn nữa là trong lúc các bà quét rác, các ông thợ xây thi nhau ném đá vào CNGD, còn các nhà khoa học, các "sản phẩm" lừng danh của CNGD, những người trực tiếp giảng dạy CNGD, Những nhà quản lý GD tử tế, thấy được những cái hay, vượt trội hay những hạn chế của CNGD so với chương trình chính thống hiện hành cũng có vẻ rụt rè, ko lên tiếng. Một sự im lặng đáng sợ như trước cuộc đổi tiền thời bao cấp.
Và hậu quả của cơn bão dư luận là TP HCM, Đà Nẵng, Phú Yên và một số địa phương khác đang hò nhau tẩy chay CNGD.
Trong phạm vị cái "tút" nhỏ này, tôi xin đề cập đến 3 vấn đề: CNGD, GS Hồ ngọc Đại và số phận của hệ thống GD thực nghiệm Nga-Việt.
1. VỀ CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC 
Có thể nói, quan điểm chính của CNGD là "lấy người học làm trung tâm", "Mỗi ngày đến trường là một ngày vui". Vấn đề này đã có nhiều hướng giải quyết nhưng đều đi tới mục tiêu chung là biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục, quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Ở tất cả các địa phương sử dụng CNGD đều thu được kết quả tốt. HS vùng dân tộc thiểu số tiếp cận với Tiếng Việt nhanh, chính xác, hiệu quả. Các em cũng phát âm chuẩn, nhanh, đọc to, rõ hơn so với cách dạy theo sách giáo khoa hiện hành. HS ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ giải quyết dứt điểm tật nói ngọng...
Tuy nhiên, những ngày gần đây, trên mạng xã hội người ta vùi dập CNGD của Hồ Ngọc Đại không thương tiếc. Chung quy lại cũng chỉ từ cách ghi phiên âm C, K, Q là "cờ" thay vì "xê", "ka", "quy" của sách tiếng Việt lớp 1 vì nó…"lạ tai". ĐÔI ĐIỀU VỀ CNGD CỦA GS HỒ NGỌC ĐẠI  và công nghệ giáo dục dưới góc nhìn y học
Theo PGS. TS Phạm Văn Tình-Tổng thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, thực ra cách gọi C, K, Q là "cờ" đã tồn tại hàng chục năm nay và số đông giáo viên tiểu học đã dạy như vậy để học sinh dễ tiếp thu thay vì phải gọi là "Xê", "Ka", "Quy". Việc GS Hồ Ngọc Đại biên soạn sách giáo khoa cho cách gọi này chỉ là chính thức hóa cho cách dạy này mà thôi. 
2. VỀ CON NGƯỜI HỒ NGỌC ĐẠI
Tôi biết đến cái tên Hồ ngọc Đại khi chập chững bước vào năm thứ nhất Khoa Tâm lý học của Trường ĐHTH Moscow mang tên Lomonosov. Biết tên chứ mãi sau này mới gặp. Lúc ấy bọn sinh viên chúng tôi thấy lạ vì trên bảng danh dự các nhà khoa học nổi tiếng của khoa, ngoài những cây đại thụ như L.S Vygotsky, A.N Leontief có ảnh và tên một người Việt Nam- Hồ Ngọc Đại. Hỏi mới biết, Hồ Ngọc Đại được coi là nhà khoa học xuất sắc nhất thuộc thế hệ thứ 4 của Tâm lý học Xô Viết. Là học trò xuất sắc của các GS: VV. Davydov, DB.Elkonin, những người đưa ra "Học thuyết phát triển phương pháp giáo dục".
Hồ Ngọc Đại đã mang mô hình GD của nước Nga về áp dụng tại Việt Nam và cả đời ông tận tâm, tận lực để học thuyết này phát triển.
CNGD được ra đời cách đây tròn 40 năm và số phận của nó thăng trầm qua từng thời lãnh đạo Bộ GD. Từ giai đoạn phát triển rực rỡ (áp dụng trên 43 tỉnh thành), đến năm 2000, khi Bộ GD&ĐT cho ra đời bộ sách giáo khoa mới, sử dụng thống nhất trên toàn quốc, CNGD của GS Hồ Ngọc Đại đành phải "lùi" về đại bản doanh của nó là Trường Thực nghiệm Giảng Võ (Hà nội). Đến năm 2015, trước áp lực "Đổi mới GD toàn diện" mà chưa biết đổi mới cái gì? Từ đâu?...Bộ GD&ĐT đã tìm đến CNGD của Hồ Ngọc Đại. Khi đó, tôi hỏi cụ Đại: Thầy được gì khi Bộ sử dụng sách của thầy như SGK? Bởi về lý, ngoài "nhuận bút", tác giả phải được hưởng một khoản không nhỏ từ sách tái bản hàng năm.
Cụ Đại trả lời: Được…nhuận bút (cười). Tuy nhiên, theo GS Hồ Ngọc Đại, cái được lớn nhất của ông là triết lý GD của mình chính thức đi vào cuộc sống. Đó mới là khát vọng lớn nhất của ông, của một nhà khoa học đã từng từ chối chức Thứ trưởng Bộ GD để…chỉ đi dạy lớp 1.
3. V.V Davydov- D.B Elkonin- Hồ Ngọc Đại- Trường 91 Moscow và Thực nghiệm Giảng Võ
Giữa lúc dư luận đang rất "nóng", ngày 8/9, tin cho biết: "Căn cứ kết quả khảo sát, đánh giá của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam và ý kiến kết luận của hội đồng thẩm định tài liệu, Bộ GD&ĐT hướng dẫn các sở GD&ĐT triển khai tài liệu phù hợp điều kiện cụ thể của địa phương trên nguyên tắc tự nguyện của nhà trường trong năm học 2017-2018, 2018-2019 và không mở rộng để giữ ổn định cho đến khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới".
Bộ GD&ĐT cho rằng: "Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, khảo sát, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam đã đánh giá việc triển khai Tài liệu Tiếng Việt 1- Công nghệ giáo dục ở các địa phương đạt được hiệu quả khả quan thông qua kết quả giáo dục học sinh, năng lực chuyên môn của giáo viên và đề xuất các giải pháp để tiếp tục sử dụng hiệu quả Tài liệu Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục". 
Vậy là Bộ GD&ĐT đã thay Thủ tướng, Quốc hội trả lời nội dung một số đơn từ của những người quá khích gửi lên.
Tuy nhiên, phần còn lại sâu kín trong lòng của một nhà khoa học có lẽ là nỗi buồn da diết. Tại sao những tư tưởng "lạ", sáng kiến "khùng" thường phải đi ngược chiều với quan điểm truyền thống? Tại sao đến thế kỷ XXI rồi, suốt ngày ra rả CMCN 4.0 mà tiếp nhận cái mới, cái khác biệt lại khó thế ta?
Nếu cứ với cái tư duy này, ta sẽ làm đc gì ngoài cày ruộng?
Rồi dòng cảm xúc cũng nguôi ngoai khi vào trang web xem lịch sử phát triển của Trường Thực nghiệm 91 Moscow, nơi các cụ Davydov, Elkonin và các cộng sự dày công vun đắp. Vào những năm 1975-1980, phòng thí nghiệm của V.V. Davydov cùng với các giáo viên của trường Tiểu học 91 Moscow thực hiện kế hoạch đặt hàng của Bộ Giáo dục ầm ầm. Kết quả là vào cuối những năm 1970, một hệ thống giáo dục tiểu học mới hung hậu đã ra đời. Lý thuyết và thực hành về hoạt động giáo dục của D.B. Elkonin và V.V. Davydov được coi là tài liệu thống trị ở tiểu học.
Vậy mà đến những năm 1980, V.V Davydov bị "lên thớt". Năm 1982, vì lý do ý thức hệ, các hoạt động thực nghiệm ở trường 91 Moscow đã bị cấm. Mặc dù vậy, giáo viên của trường 91 tiếp tục làm việc trên các tài liệu thử nghiệm trong điều kiện bí mật. Một số nhà tâm lý học từ phòng thí nghiệm cũ của V.V. Davydov không thể tiến hành các thí nghiệm trong các lớp học, nhưng họ tiếp tục nghiên cứu các hoạt động giáo dục của mình tại các viện nghiên cứu.
Đến năm 1984, D.B El'konin qua đời, các môn đệ và những người theo ông dưới sự lãnh đạo của Boris Daniilovich đoàn kết bên nhau để tiếp tục sự nghiệp của THẦY: Học thuyết phát triển phương pháp giáo dục.
Tuy nhiên, đến những năm 1990, công cuộc cải tổ (Perestroika) khiến hệ thống GD phải lột xác và học thuyết phát triển phương pháp giáo dục của V.V Davydov và D.B Elkonin lại lên ngôi. Các trường Tiểu học trên cả nước lại rầm rập theo học V.V Davydov và D.B Elkonin. Các trung tâm đào tạo GV theo hệ thống Davydov-Elkonin mọc lên như nấm, SGK của trường phái Davydov-Elkonin in nhanh như in báo…
Trong bối cảnh ấy, trường 91 Moscow trở thành Trung tâm bồi dường nâng cao cho giáo viên Tiểu học.
Hệ thống GD D.B. Elkonin - V.V. Davydova chính thức được nhà nước công nhận vào năm 1996. Theo quyết định của Bộ Giáo dục và Khoa học Nga, hệ thống D.B. Elkonin - V.V. Davydova trở thành một trong ba hệ thống giáo dục tiểu học của Liên bang Nga. Năm 1998, D.B. Elkonin (sau khi chết), V.V. Davydov và một số nhân viên của phòng thí nghiệm của ông đã được trao giải thưởng Tổng thống Nga cho việc tạo ra một hệ thống D.B. Elkonin - V.V. Davydov ở trường tiểu học. Năm 1999, Giải thưởng Chính phủ RF đã được trao cho G.N. Kudina, Z.N. Novlyanskaya (NCV của Viện Tâm lý học), N.E. Burstina và M.P. Romaneyeva (giáo viên của Trường 91 Moscow)….Đặc biệt, như cùng số phận với Ngô Bảo Châu ở Thực nghiệm Giảng Võ, Maxim Kontsevich đã giành được giải thưởng Fields Toán học,
Số phận "Học thuyết phát triển phương pháp giáo dục" của V.V Davydov và D.B Elkonin có cái kết có hậu, còn CNGD và Hồ Ngọc Đại sẽ ra sao?
Giờ đây, các tỉnh đang lục tục chia tay với CNGD, Bộ GD&ĐT đang chuẩn bị cho ra đời chương trình SGK mới, có lẽ CNGD lại một lần nữa phải lui về Đại bản doanh- Trường Thực nghiệm Giảng Võ 50 phố Liễu Giai. Vậy mà, theo ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu, có một thế lực đang muốn thôn tính mảnh đất vàng này?! 
Về tôi, tôi tin rằng trong mọi hoàn cảnh, CNGD vẫn sống và ít nhất như nó từng sống như trong 40 năm qua.
P/S: GS Hồ Ngọc Đại và các cựu SV Khoa Tâm Lý ĐHTH Moscow

ĐÔI ĐIỀU VỀ CNGD CỦA GS HỒ NGỌC ĐẠI  và công nghệ giáo dục dưới góc nhìn y học

ĐÔI ĐIỀU VỀ CNGD CỦA GS HỒ NGỌC ĐẠI Giáo sư y học Nguyễn Tuấn : phương pháp đánh vần ô vuông chỉ dạy trẻ tự kỷ Mấy ngày nay, câu chuyện về ...

 

Xem phim tâm lý xã hội tình cảm, phim hành động xã hội đen Hàn Quốc Hong Kong © 2015 - Designed by Templateism.com, Plugins By MyBloggerLab.com

0936700000